Content pfp
Content
@
https://warpcast.com/~/channel/movement-vietnam
0 reply
0 recast
0 reaction

Phongkin pfp
Phongkin
@phongkin
có một cách nghĩ khác khi đối mặt với một vấn đề bất kì trong cuộc sống: mọi thứ xảy đến là "cho mình", không phải "với mình". cách diễn giải này thay đổi toàn bộ vị trí của mình trong mối quan hệ với trải nghiệm. khi nói “chuyện này xảy ra với mình”, mình thường có xu hướng thu mình lại – phản ứng, phản kháng, hoặc phản đối. cảm xúc lúc đó thường là “mình bị làm tổn thương”, “mình bị ngăn cản”, “mình bị đặt sai chỗ”.
4 replies
0 recast
5 reactions

Phongkin pfp
Phongkin
@phongkin
đây là phản xạ rất dễ hiểu: phần lớn con người đều được lập trình để đọc trải nghiệm dưới góc độ “cái gì đang đe dọa mình”. cơ chế bảo vệ này có ích về mặt sinh tồn, nhưng lại giới hạn rất nhiều khi nói đến sự phát triển. vì nó khiến mình nhìn mọi biến cố dưới góc “nó lấy đi điều gì?”, thay vì “nó có thể trao cho mình điều gì?” nhưng nếu mình thay câu “tại sao lại là mình?” bằng “vậy mình có thể nhận được gì từ đây?”, một cánh cửa khác bắt đầu mở ra. cánh cửa đó không chỉ dẫn tới sự bình tĩnh, mà dẫn tới cả nhận thức – thứ thường không xuất hiện khi mình đang co người lại vì đau. đây là một dạng tư duy được gọi là "meaning-making" – quá trình con người "chủ động gán nghĩa" cho những gì mình trải qua. không phải để hợp lý hóa,
0 reply
0 recast
0 reaction

Phongkin pfp
Phongkin
@phongkin
thay vì để một biến cố trở thành một cục đá mắc kẹt trong ký ức, mình có thể dùng nó như một nguyên liệu: để quan sát lại bản thân. để phát hiện một điểm mù. để nhìn rõ hơn điều mình vẫn thường né tránh. hoặc đơn giản, để thử một phản ứng mới, thay vì lặp lại những phản xạ cũ. một vài ví dụ: - một lần bị từ chối có thể giúp mình nhận ra mình đang phụ thuộc vào sự công nhận nhiều đến mức nào - một mâu thuẫn với ai đó có thể là cơ hội để mình luyện lại khả năng phản hồi thay vì phản ứng - một điều mình từng rất tin mà giờ không còn đúng nữa, có thể trở thành điểm bắt đầu của một sự trung thực sâu hơn với chính mình
0 reply
0 recast
0 reaction

Phongkin pfp
Phongkin
@phongkin
một vài ví dụ: - một lần bị từ chối có thể giúp mình nhận ra mình đang phụ thuộc vào sự công nhận nhiều đến mức nào - một mâu thuẫn với ai đó có thể là cơ hội để mình luyện lại khả năng phản hồi thay vì phản ứng - một điều mình từng rất tin mà giờ không còn đúng nữa, có thể trở thành điểm bắt đầu của một sự trung thực sâu hơn với chính mình
0 reply
0 recast
0 reaction

Phongkin pfp
Phongkin
@phongkin
khi mình đổi câu hỏi, mình đổi luôn cả tâm thế. từ một người đẩy trải nghiệm ra xa, mình trở thành người “chế biến” nó thành những món ăn ngon hơn. vấn đề không nhất thiết là thứ cần vượt qua. nó giống một chất liệu thô – lởm chởm, khó nhai, không dễ chịu – nhưng nếu mình đọc nó đúng cách, nếu mình không ngừng lùi ra để quan sát, thì nó có thể trở thành vật liệu xây nền cho một phiên bản tốt hơn, trung thực hơn của mình. khi nhìn nhận mọi thứ xảy đến là "cho mình", không phải "với mình”, ta thấy cuộc đời không còn chống lại mình nữa. nó trở thành thứ "được gửi đến" để "được xử lý", để "được học hỏi", và rồi "được đi qua". #onecupofthi
0 reply
0 recast
1 reaction