Content
@
https://warpcast.com/~/channel/movement-vietnam
0 reply
0 recast
0 reaction
Ngaudoisongchat
@discipline23
AI HỌC TIẾNG ANH MÃI KHÔNG GIỎI NÊN ĐỌC BÀI NÀY – CÂU CHUYỆN HỌC TIẾNG NGA CỦA ARI Đùng, đùng, đoàng !! Tiếng sấm rền vang khắp bầu trời. Mình giật mình dậy rồi nhìn qua cửa sổ. Từng giọt mưa trắng xóa cả góc trời. Ngọn núi đằng xa phủ một lớp sương mờ, lạnh lạnh, lặng lẽ. Cũng chẳng biết vì sao hôm nay mình lại tỉnh sớm thế. Trời mưa mà. Không ra ngoài, chẳng vội gì. Dậy rồi, mình với lấy điện thoại, vào YouTube. Bỗng một video cũ hiện ra, cuộc trò chuyện giữa ông già học 30 ngôn ngữ Steve Kaufmann và một chàng trai Hà Lan tên Ari. Chẳng hiểu sao lại bấm vào. Bật English sub. Thế rồi… mình bị cuốn theo lúc nào không hay.
4 replies
0 recast
10 reactions
Ngaudoisongchat
@discipline23
Anh chàng Ari kia nói chuẩn không khác 1 người Nga thật thụ. Các comment bên dưới đánh giá anh ấy không hề có âm sắc nước ngoài. Ari – một chàng trai người Hà Lan, 28 tuổi, học tiếng Nga không phải để thi chứng chỉ, không phải vì làm đẹp CV, cũng chẳng phải vì “phải biết thêm ngoại ngữ trong thời đại hội nhập”. Anh học tiếng Nga… chỉ vì yêu một cô gái Nga.
0 reply
0 recast
0 reaction
Ngaudoisongchat
@discipline23
Nghe thì có vẻ đơn giản. Nhưng đằng sau lý do tưởng như cá nhân ấy lại là cả một hệ thống tư duy đúng đắn, một cách tiếp cận ngôn ngữ mà mình tin nếu bạn đang học tiếng Anh. Thì nên nghe thật kỹ. Bởi vì cách mà Ari học tiếng Nga, cũng là cách mà bạn có thể học tiếng Anh và tiến xa hơn bất cứ giáo trình nào từng hứa hẹn. --- 1. Áp lực tích cực: Học vì bắt buộc phải dùng Ari kể, lần đầu bạn gái rủ anh về Moscow thăm bố mẹ, anh đồng ý. Nhưng cô nói trước: “Ở Nga, ít người biết tiếng Anh lắm.” Thế là hai người bắt đầu nói tiếng Nga cho vui. Nhưng rồi anh mua vé. Và anh nhận ra: "Mình nên học nghiêm túc." Anh không học tiếng Nga vì một ngày nào đó có thể “nói giỏi”. Anh học vì phải dùng nó ngay lập tức.
0 reply
0 recast
0 reaction
Ngaudoisongchat
@discipline23
Bạn thấy không? Khi bạn đặt mình vào thế "phải dùng", ngôn ngữ không còn là lý thuyết nữa. Nó trở thành nhu cầu sống còn. Và lúc đó, bạn sẽ học cực nhanh. Không phải vì bạn ép bản thân học. Mà vì bạn "không học thì không sống được". Với bạn học tiếng Anh thì sao? Thay vì học theo kiểu “khi nào rảnh sẽ học” hoặc “học để biết thêm”, hãy tự đặt mình vào tình huống buộc phải dùng. Ví dụ như: * Tham gia nhóm nói chuyện tiếng Anh mỗi tuần, không bỏ buổi nào * Đăng ký khóa học chỉ dạy bằng tiếng Anh * Hoặc đơn giản, chuyển tất cả thiết bị điện thoại, mạng xã hội sang tiếng Anh để buộc não bạn phải làm quen Khi bạn biến tiếng Anh thành điều cần thiết thay vì điều tuỳ chọn, bạn sẽ thấy mình khác đi mỗi tuần.
0 reply
0 recast
0 reaction
Ngaudoisongchat
@discipline23
2. Không ám ảnh với ngữ pháp – miễn là người khác hiểu Trong video, Ari nói một câu làm mình bật cười: "Nếu bạn vào tiệm và nói 'bread two' – sai ngữ pháp đấy, nhưng người ta hiểu là bạn muốn mua hai ổ bánh mì, vậy là đủ rồi." Nhiều bạn mình biết, học tiếng Anh cả 3-5 năm mà vẫn không dám mở miệng. Vì sao? Vì sợ sai. Vì muốn nói cho đúng rồi mới nói. Mình hiểu cảm giác đó. Nhưng bạn nhìn Ari mà xem – anh ấy nói tiếng Nga với lỗi ngữ pháp đầy ra. Nhưng anh nói. Và người ta hiểu. Vậy là đủ rồi. Đúng sai không quan trọng bằng dám mở miệng. Ngôn ngữ không phải là một cuộc thi học thuộc lòng. Nó là chiếc cầu nối giữa bạn với thế giới. Bạn muốn học nhanh? Hãy nói. Hãy nói sai. Hãy để người ta sửa cho bạn. Bạn học được gấp 10 lần sau mỗi lỗi sai, còn hơn là học thuộc 100 c
0 reply
0 recast
0 reaction