Content pfp
Content
@
https://warpcast.com/~/channel/movement-vietnam
0 reply
0 recast
0 reaction

Hyrea⌐◨-◨  pfp
Hyrea⌐◨-◨
@hyrae
Làm thế nào để bạn cân bằng giữa lòng tốt và quyền lợi cá nhân? Chúng ta thường được dạy rằng cho đi là điều tốt, nhưng thực tế không phải lúc nào cũng đơn giản như vậy. • Bạn giúp ai đó hết lòng, nhưng rồi nhận ra mình đang bị lợi dụng? • Bạn muốn từ chối, nhưng lại sợ bị coi là ích kỷ? • Bạn sẵn sàng cho đi, nhưng đôi khi cảm thấy kiệt sức? Không phải mọi hành động cho đi đều giống nhau, và không phải lúc nào nhận lại cũng là ích kỷ. Hiểu rõ 4 cấp độ của cho và nhận sẽ giúp bạn hành động một cách thông minh, biết khi nào nên giúp, khi nào nên từ chối, và quan trọng nhất là không để lòng tốt của mình bị lợi dụng. —
5 replies
0 recast
5 reactions

Hyrea⌐◨-◨  pfp
Hyrea⌐◨-◨
@hyrae
01. Ích kỷ: Nhận mà không cho hoặc cho vì vụ lợi. Đây là cấp độ nguyên thủy nhất, nơi một người chỉ quan tâm đến lợi ích của bản thân mà không màng đến người khác. Có hai dạng phổ biến: • Luôn muốn nhận mà không bao giờ cho: Những người này chỉ tìm kiếm lợi ích cho bản thân mà không quan tâm đến sự mất mát của người khác. • Cho đi nhưng có tính toán lợi ích cá nhân: Đây là dạng cho đi nhưng mang tính vụ lợi, giúp đỡ người khác không phải vì lòng tốt, mà vì mong chờ một sự đền đáp cụ thể. Ở cấp độ này, các mối quan hệ thường thiếu sự chân thành và bền vững, vì bản chất của nó là sự lợi dụng lẫn nhau.
0 reply
0 recast
0 reaction

Hyrea⌐◨-◨  pfp
Hyrea⌐◨-◨
@hyrae
02. Vị kỷ: Cho và nhận như một cuộc trao đổi công bằng. Đây là cấp độ mà nhiều người mắc kẹt, họ sẵn sàng giúp đỡ người khác, nhưng luôn mong đợi điều gì đó đổi lại. Đây là một kiểu “hợp đồng ngầm” trong các mối quan hệ: • Một nhân viên làm việc chăm chỉ nhưng chỉ vì hy vọng được thăng chức. • Một người chỉ duy trì mối quan hệ với những ai có lợi cho mình. Cấp độ này có thể xem là thực tế trong nhiều bối cảnh xã hội, đặc biệt trong công việc và kinh doanh. Tuy nhiên, nếu áp dụng vào các mối quan hệ cá nhân, nó dễ dẫn đến sự lạnh lùng và thiếu kết nối thật sự.
0 reply
0 recast
0 reaction

Hyrea⌐◨-◨  pfp
Hyrea⌐◨-◨
@hyrae
03. Vị tha: Cho không cần nhận lại ngay lập tức. Ở cấp độ này, một người giúp đỡ người khác một cách vô điều kiện, nhưng họ vẫn ý thức được giới hạn của bản thân. Họ sẵn sàng cho đi, nhưng không để bản thân bị lợi dụng hoặc kiệt sức. • Một người sẵn sàng giúp đỡ đồng nghiệp khi họ gặp khó khăn, nhưng không để công việc của người khác trở thành trách nhiệm của mình. • Một người sẵn sàng chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm cho người khác, nhưng không để sự giúp đỡ này ảnh hưởng đến công việc hoặc cuộc sống cá nhân. Những người ở cấp độ này tin vào giá trị của sự cho đi, nhưng họ cũng hiểu rằng nếu cho đi một cách mất kiểm soát, họ sẽ không thể duy trì lòng tốt trong dài hạn.
0 reply
0 recast
0 reaction

Hyrea⌐◨-◨  pfp
Hyrea⌐◨-◨
@hyrae
04. Khắc kỷ: Cho đi và khắc khe với bản thân Đây là cấp độ mà một người không chỉ giúp đỡ người khác mà còn có tiêu chuẩn rất cao đối với bản thân. Họ sẵn sàng hy sinh những nhu cầu cá nhân, đặt ra kỷ luật nghiêm khắc với chính mình để mang lại lợi ích cho người khác. • Những bác sĩ, nhà hoạt động xã hội sẵn sàng hy sinh cuộc sống cá nhân vì cộng đồng. • Những bậc cha mẹ sẵn sàng làm tất cả để con cái có một cuộc sống tốt hơn. Người vị tha biết đặt giới hạn, trong khi người khắc kỷ có thể quên đi giới hạn của chính mình.
0 reply
0 recast
0 reaction

Hyrea⌐◨-◨  pfp
Hyrea⌐◨-◨
@hyrae
— Không có cấp độ nào là hoàn toàn đúng hay hoàn toàn sai, mà điều quan trọng là bạn có thể nhận ra bản thân và đối phương đang ở cấp độ nào trong từng tình huống. Như với mình, công việc vẫn đang là sự chuyển đổi qua lại giữa cấp 2 và 3, đối với gia đình hay người thân yêu, mình luôn cố gắng ở cấp 4. Dù thật sự là, đôi khi mình vẫn rơi về lại cấp độ 1 khi bị tổn thương sâu sắc… Chúc bạn luôn giữ được lòng Vị tha!
0 reply
0 recast
0 reaction