Content pfp
Content
@
https://warpcast.com/~/channel/movement-vietnam
0 reply
0 recast
0 reaction

Haan⌘  🦍 pfp
Haan⌘ 🦍
@banlamduocma
Tư duy hệ thống, tiết kiệm nguồn lực Bài viết được tài trợ bởi -KZ-Zangetsu Trong 10 năm đầu khởi nghiệp, tôi cứ nghĩ doanh nghiệp giống như cỗ máy kiếm tiền, bắt nó phải làm việc cho mình, bắt nó phải đẻ ra tiền cho mình Nhìn rộng hơn, nhân cách hoá hơn, doanh nghiệp không khác gì 1 đứa con đẻ của mình, tuỳ vào cách mình nhìn nhận trong mỗi chu kì tuổi, thương hiệu cá nhân cũng vậy Xây dựng branding đều giống việc xây dựng thương hiệu cá nhân, đều phải có cột trụ đức tin như niềm tin Hay còn gọi là sứ mệnh, tầm nhìn /VISION/ Tôi không thích từ tầm nhìn cho lắm, hôm nọ có đọc bài cắt nghĩa của Vision, tôi nhận thấy điều mà tôi cần
4 replies
7 recasts
14 reactions

Haan⌘  🦍 pfp
Haan⌘ 🦍
@banlamduocma
Vision = viễn cảnh mà chúng ta khao khát có thể làm được À ra là đây, cách chúng ta thôi thúc làm việc quên mệt mỏi, không cảm thấy bế tắc mà trái lại thấy dopamine, endorphine, oxytocin xuất hiện là khi chúng ta làm những việc khó /Doing hard things/ Tập làm việc khó, vì phần thưởng chiến thắng nó phê hơn làm việc dễ dàng hoặc là ta sẽ có bài học Không đi đâu mà thiệt Thành công nhỏ đến từ 80% hành động, 20% kế hoạch Kế hoạch ở đây chính là tư duy vòng tròn lặp lại Nó phải RÕ RÀNG /CLARITY/, MINH BẠCH /TRANSPARENCY/, CAM KẾT /COMMITMENT/
0 reply
0 recast
0 reaction

Haan⌘  🦍 pfp
Haan⌘ 🦍
@banlamduocma
Những điều này tôi không học qua trường lớp nào, thầy tôi là những trải nghiệm trong đời, là những câu hiền triết bên Stoic (Marcus Aurelius, Plato, Epictatus), của Vagabond Miyamoto, của Zen, của chú xe ôm, của cô hàng nước, của ông chú tập cùng phòng, rất gần gũi, rất hoài cổ, chân thực Trong quá trình tôi tái thiết lập tư duy, hành động của bản thân, những vòng tròn của YinYang, vòng lặp PDCA và bây giờ là vòng tròn Kaizen ám ảnh tôi liên tục Quy tắc 10 bước vòng tròn kaizen: 0. Bỏ qua sự suy đoán: Càng suy đoán càng lậm sâu vào vấn đề, học cách hỏi Why của 5w1H 1. Tính chủ động: tiếp cận vấn đề như nó là, điều này phải học từ Miyamoto hoặc từ Khắc Kỉ 2. Không chấp nhận lý do: nếu đã hiểu vấn đề cần đến phải xảy đến, bỏ qua suy nghĩ lý do trong đầu
0 reply
0 recast
0 reaction

Haan⌘  🦍 pfp
Haan⌘ 🦍
@banlamduocma
3. Không chấp nhận tư duy "giậm chân tại chỗ": đây là bản năng con người, đừng chống lại nó, hãy tìm ý nghĩa đức tin cho nó làm (enlightment) 4. Tìm giải pháp cho vấn đề: đừng hy vọng hoàn hảo, hãy phá vỡ từng bước nhỏ như tìm rò rỉ ống nước 5. Tạo vòng tròn con người: hãy ở cạnh những người luôn nói có với vấn đề, đừng ở vs người bàn lùi 6. Đừng nhìn ngọn, hãy nhìn gốc: nếu việc không theo ý mình, đừng nhìn ngọn và hỏi tại sao, hãy nhìn tiếp về gốc (tại sao mình ăn healthy vậy mà vẫn be.o, tại sao đọc nhiều sách mà ko kiếm được ra tiền, tại sao thiền mà tâm không an) 7. Bền bỉ: tập trung vào hành động nhỏ, mặc kệ lời ra tiếng vào, đã có vision thì cứ thế mà đi 8. Đừng đổ lỗi, mọi người xung quanh bạn chỉ là tâm phản chiếu của bạn. Cứ áp dụng dậy dỗ doạ giết
0 reply
0 recast
0 reaction

Haan⌘  🦍 pfp
Haan⌘ 🦍
@banlamduocma
9. Không ngừng lại quá trình cải tiến 1%: biết mình đúng tư duy tới hành động, nhưng đừng đứng yên, cứ thêm 1% với ngày hôm trước, tháng trước, năm trước, cứ thế mà phệt, đi lên Bạn thấy điều tôi thấy không, rõ ràng và minh bạch rồi chứ Tư duy hệ thống khiến ta nhìn sự việc, con người chỉ là mảnh ghép, không cảm xúc. Nơi mà ta chỉ thấy mọi vấn đề ở chính ta Bắt tay vào mà đi bộ, mà tập, mà ăn uống lành mạnh thôi Vì nó là GỐC ĐỪNG TÌM KIẾM SỰ PHỨC TẠP, VÌ NÓ CHỈ LÀM BẠN XA RỜI MỤC TIÊU
0 reply
0 recast
3 reactions