TrannHoangGia 🎩
@tranhoanggia
Công trình nghiên cứu của Lev Vygotsky (1934) đã trở thành nền tảng cho rất nhiều nghiên cứu và học thuyết về phát triển nhận thức trong suốt nhiều thập kỷ, đặc biệt là công trình của ông về Lý thuyết Phát triển Xã hội. Trong đó, ông đưa có đưa ra lý thuyết về VÙNG PHÁT TRIỂN GẦN (ZPD - Zone of Proximal Development) đề cập đến việc học tập và thực hiện độc lập một nhiệm vụ thông qua tương tác của trẻ với bạn bè hoặc những người xung quanh. Theo ông, vùng phát triển hiện tại là mức độ phát triển mà ở đó người học có thể tự tiếp thu, tự giải quyết vấn đề một cách độc lập không cần sự giúp đỡ của người lớn.
0 reply
0 recast
0 reaction
TrannHoangGia 🎩
@tranhoanggia
Còn vùng phát triển gần nhất là mức độ phát triển cao hơn so với vùng phát triển hiện tại mà ở đó trẻ chỉ có thể giải quyết được vấn đề khi có sự giúp đỡ của người lớn. Ví dụ, một đứa trẻ có thể không tự mình cột dây giày và sẽ mất một khoảng thời gian khá lâu để thực hiện được việc đó. Nhưng trẻ có thể thực hiện được nếu có tương tác, hướng dẫn của người lớn. Từ đó, trẻ sẽ phát triển được kỹ năng này và có khả năng thực hiện độc lập vào những lần tiếp theo. Như vậy, nhiệm vụ của giáo viên và các bậc phụ huynh không chỉ là xác định được vùng phát triển hiện tại mà cần phải nhận thức được vùng phát triển gần nhất của trẻ. Ngoài ra, cần nắm vững mức độ có thể phát triển được của mỗi trẻ để lựa chọn những phương
0 reply
0 recast
0 reaction